Menu

CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG MẤT NGỦ SAU SINH

Mất ngủ sau sinh là tình trạng mà gần như hầu hết những người mẹ đều mắc phải và đang loay hoay để tìm giải pháp khắc phục. Mất ngủ sau sinh đến từ nhiều nguyên nhân mà không chỉ đơn giản là sự kiệt sức. Ngay cả khi trẻ ngủ ngon, ngoan ngoãn, bạn vẫn không thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Luôn lo lắng về trẻ, lo không nghe thấy tiếng khóc, lo con đói, lo con sợ, lo con không được an toàn, những suy nghĩ về tình huống xấu nhất luôn quẩn quanh trong người mẹ khiến họ không thể thoải mái nghỉ ngơi. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những chia sẻ giúp bạn khắc phục được chứng mất ngủ sau sinh.

1. Những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh?
Nội tiết tố

Mặc dù việc sinh nở là điều kỳ diệu của tạo hóa trao cho người mẹ nhưng nó cũng là tác nhân tàn phá nội tiết tố và làm mất cân bằng mọi thứ trong cơ thể cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Sau nhiều tháng cơ thể phải mang nặng và đẻ đau, hormone sinh sản đã giảm mạnh nhưng cần thời gian để cơ thể của người mẹ trở lại  trạng thái cân bằng. Các yếu tố về nội tiết gây ảnh hưởng trực tiếp đến đồng hồ sinh học của cơ thể khiến cho thời gian thức và ngủ đều bị đảo lộn.

 

Đổ mồ hôi đêm

Đây là một trong những biểu hiện thông thường sau khi sinh và cần thời gian để quay trở lại bình thường. Và việc phải ngủ trong tình trạng này khiến cơ thể khó chịu và dễ tỉnh giấc dẫn tới chứng mất ngủ.

Web Mat Ngu 2

Rối loạn tâm trạng sau sinh

Người mẹ có thể có những cảm xúc tiêu cực khiến cho cuộc sống trở nên căng thẳng gây khó ngủ. Đây là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh hoặc là rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Nếu tình trạng càng trở nên nặng hơn, người mẹ sẽ cần gặp chuyên gia để tìm cách điều trị kịp thời.

Web Mat Ngu 3

Tỉnh giấc vì bé

Trẻ thường có bữa ăn vào ban đêm vì thế, người mẹ sẽ phải định kỳ hàng đêm thức giấc để cho trẻ ăn. Bên cạnh đó, trẻ có thể quấy khóc vì các nhu cầu cơ bản khác như cần thay bỉm, cần điều chỉnh nhiệt độ phòng,…Từ đó, người mẹ khó có thể trở lại giấc ngủ ngon như trước.

 

2. Những lời khuyên dành cho người mẹ
Ngủ khi bé ngủ 

Nhiều người mẹ có xu hướng tranh thủ thời gian bé ngủ để làm những công việc khác nhưng điều đó là không nên. Người mẹ nên ngủ bất cứ khi nào trẻ ngủ, ít nhất là những ngày đầu sau sinh, để đảm bảo người mẹ có thể ngủ đủ giấc mỗi ngày.

 

Không thức khuya

Mặc dù người mẹ sẽ phải thường xuyên tỉnh vào ban đêm để chăm sóc con nhưng người mẹ vẫn nên đi ngủ sớm, miễn là người mẹ có thể tỉnh giấc khi con cần. Thức khuya hay thức xuyên đệm sẽ không giúp được gì trong những tình huống này. Đi ngủ sớm sẽ cho bạn nhiều thời gian để ngủ hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm tình trạng kiệt sức.

 

Chia sẻ công việc với gia đình

Việc chăm sóc một đứa bé không phải là điều dễ dàng nên với sự đồng hành của người chồng và gia đình thì người mẹ sẽ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đỡ vất vả hơn rất nhiều. Người mẹ không nên tự làm hết tất cả những công việc bởi lẽ cơ thể người phụ nữ sau sinh rất yếu đuối, nếu bạn ôm đồm công việc sẽ khiến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai. Vì vậy, hãy hướng dẫn người chồng để bạn luôn có người cùng đồng hành và chăm sóc các con.

Web Mat Ngu 4

Rũ bỏ căng thẳng và lo lắng

Hãy chia sẻ nhiều hơn và thử thư giãn với các hoạt động như thiền, ngâm mình trong nước ấm, mát xa, dạo phố nhẹ nhàng sẽ khiến tinh thần bạn trở nên thoải mái và dễ dàng hơn không chỉ trong những giấc ngủ mà còn trong mọi công việc.

 

Tránh những thiết bị điện tử

Sau sinh là giai đoạn mà cơ thể người mẹ đang hồi phục lại trạng thái bình thường, vì thế, việc tránh xa những thiết bị điện tử như điện thoại, tivi,… sẽ giúp bạn tránh làm tổn hại đến mắt và không ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học. Bởi lẽ, ánh sáng ảo sẽ khiến cơ thể bị hiểu lầm, khiến cho bạn càng ngày càng tỉnh táo và khó đi vào giấc ngủ ngon. Vì vậy, hãy tắt hết những thiết bị điện tử vào buổi tối.

Web Mat Ngu 5

Giữ căn phòng ngủ tối

Cơ thể chúng ta hoạt động theo chu kỳ báo hiệu ngủ khi trời tối và thức giấc khi trời sáng. Nếu đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng bởi ánh sáng trong phòng ngủ, bạn sẽ cảm thấy trằn trọc và khó có thể quay lại giấc ngủ. Điều này sẽ khiến cho cơ thể có thể hình thành thói quen xấu. Do đó, luôn giữ phòng ngủ tối hoặc sử dụng những ánh sáng nhẹ nhàng vào ban đêm để hạn chế tác động lên cơ thể.

 

Trang trí lại phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi và thư giãn sau khoảng thời gian dài làm việc. Vì thế, nên trang trí phòng ngủ chỉ với đồ dùng thiết yếu nhất như chiếc đệm êm ái, bộ chăn ga gối mềm mại, ánh sáng dịu nhẹ và hãy loại bỏ những thiết bị điện tử như tivi hay máy tính. Hãy tạo thói quen và luyện cho trí óc để khi bước vào căn phòng ngủ, cơ thể sẽ nói cho bạn biết rằng đã đến giờ đi ngủ. 

Chúng tôi hi vọng những lời khuyên trên đây sẽ giúp những người mẹ khắc phục được chứng mất ngủ sau sinh để có thể giữ được sức khỏe cũng như tấm thế tốt nhất ở bên cạnh thành viên mới của gia đình.

098 1133 848