y2NRGrol^p1E)GUNSDeS)4Ax
Menu

TẠI SAO LUÔN CẢM THẤY KHÓ KHĂN ĐỂ THỨC GIẤC? VÀ NÓ LIÊN QUAN GÌ TỚI QUÁN TÍNH GIẤC NGỦ?

Quán tính giấc ngủ là một hiện tượng gây ra sự mệt mỏi, không có năng lượng, chán nản, không có tinh thần mỗi khi thức giấc. Vậy quán tính giấc ngủ là gì? Làm thế nào để khắc phục và cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu cùng đệm Quốc Cường nhé!

Bộ Web Quán Tính Giấc Ngủ (1)

Quán tính giấc ngủ là gì?

Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ trạng thái chuyển tiếp giữa khi ngủ và khi thức của cơ thể. Trạng thái này sẽ gây cản trở sự tỉnh táo cũng như sự minh mẫn của bạn khi mới thức giấc mà thay vào đó là sự bối rối, mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt buồn ngủ. Hiện tượng này sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong nhiều hoạt động, chậm chí là lúc vệ sinh cá nhân hoặc vận động cơ thể với những bài tập.

Tình trạng này xuất hiện nhiều và phổ biến nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên, những người thường xuyên phải làm việc nhiều và đặc biệt căng thẳng hoặc là phải vận động nặng. Mặc dù là trạng thái này sẽ kéo dài cho đến hai giờ đồng hồ, tuy nhiên, độ mệt mỏi và kiệt sức thông thường sẽ giảm bớt với mỗi 30 phút đối với những có giấc ngủ chất lượng, nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC).

Quán tính giấc ngủ có thể hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì tới cuộc sống hàng ngày của bạn nhưng cũng gây nguy hiểm đối với những người thường xuyên phải làm những công việc có tính nguy hiểm cao tại nơi làm việc như vận hành máy móc, tham gia giao thông,…

Nguyên nhân nào dẫn tới quán tính giấc ngủ?

Tỉnh giấc giữa chừng khi đang trong giấc ngủ sâu

Theo tiến sĩ Aneesa M Das, một chuyên gia về y học giấc ngủ tại Đại học bang Ohio, cho rằng tỉnh giấc vào giai đoạn thứ 3 của chu kỳ giấc ngủ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng quán tính giấc ngủ.

Giai đoạn thứ 3 của giấc ngủ là thời điểm cơ thể đi vào giấc ngủ sâu và là lúc khó đánh thức nhất trong toàn bộ chu kỳ, đây là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể phục hồi tinh thần và thể chất. 

Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, mức độ tỉnh táo và chất lượng giấc ngủ trước đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi quan hệ giữa quán tính giấc ngủ và giấc ngủ sâu. Đơn giản là nếu bạn thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm, điều này chứng tỏ rằng bạn rất khó khăn trong việc đi đến chu kỳ 3 của giấc ngủ, dẫn tới cơ thể ngủ không đủ sâu, do đó, cơ thể bạn không được phục hồi tốt nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không có năng lượng vào buổi sáng hôm sau.

Bộ Web Quán Tính Giấc Ngủ (5)

Rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ

Tiến sĩ Michael Awad, là trưởng nhóm phẫu thuật giấc ngủ tại Northwestern Medicine, việc rối loạn trong nhịp sinh học sẽ làm tình trạng của quán tính giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Khi bạn có chu kỳ nhất định của giấc ngủ, bạn sẽ thường cảm thấy tràn đầy năng lượng, luôn tỉnh táo và sẵn sàng cho mọi hoạt động trong ngày mới. Tuy nhiên, chỉ với một giấc ngủ không đúng nhịp sinh học sẽ dẫn tới hiện tượng uể oải, không có tinh thần, giảm độ nhạy bén, giảm khả năng phán đoán, giảm khả năng tập trung,… trong việc thực hiện những công việc thường nhật.

Thiếu ngủ hoặc mất ngủ

Đây là 2 hiện tượng khiến cho chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Thông thường, khi cơ thể đi vào chu kỳ ngủ, đây là lúc cơ thể được chữa lành, tái tạo và sẵn sàng những hoạt động trong một ngày mới. Tuy nhiên, khi bạn thiếu ngủ một hoặc nhiều đêm, cơ thể sẽ không có đủ thời gian để tái tạo hoàn toàn kể cả về tinh thần lẫn thể chất. 

Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng dẫn tới làm giảm khoảng thời gian của chu kỳ của giấc ngủ, sẽ khiến cơ thể chìm vào giai đoạn 3 nhanh hơn. Theo lời của tiến sĩ Michael Awad: Sau khi bạn chìm vào giấc ngủ, cơ thể có thể chuyển thẳng đến giai đoạn mà nó mong muốn. Dù vậy, nếu bạn không ngủ đủ thời gian thì cơ thể vẫn không thể phục hồi và sẵn sàng khi thức giấc.

Chứng mất ngủ vô căn

Nếu cơ thể bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và bạn có thể ngủ lên tới 12 giờ một giấc mà không rõ lý do thì đây có thể là biểu hiện của chứng mất ngủ vô căn.

Căn bệnh này là một chứng rối loạn giấc ngủ mà không rõ nguyên nhân hay phương pháp điều trị. Điều này sẽ gây cản trở lớn tới những hoạt động hàng ngày của bạn.

Triệu chứng này sẽ khiến quán tính giấc ngủ được gọi là say ngủ bởi vì nó sẽ kéo dài hơn thông thường và lên tới 4 giờ đồng hồ và xuất hiện những biểu hiện nghiêm trọng hơn như là mất trí nhớ, lú lẫn, nói lắp,…

Những cách để cải thiện tình trạng quán tính giấc ngủ

Thức giấc ngay khi báo thức kêu

Bộ Web Quán Tính Giấc Ngủ (2)

Nhiều người nghe thấy tiếng báo thức sẽ có thói quen tắt và tiếp tục chìm vào giấc ngủ khiến cho cơ thể càng thêm uể oải, buồn ngủ và đặc biệt mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn nên khắc phục thói quen này, hãy bật dậy khỏi giường và hoạt động nhẹ nhàng khi nghe thấy tiếng chuông. 

Hãy lập một kế hoạch vào tối hôm trước để biết bản thân nên làm gì khi vừa thức giấc, tránh suy nghĩ và quyết định quá nhiều lúc mới tính giấc, khi quán tính giấc ngủ xảy ra, bạn sẽ cảm thấy lười biếng và không muốn thực hiện điều gì cả. 

Sử dụng nước lạnh vào buổi sáng

Nước lạnh sẽ giúp cơ thể bừng tỉnh và tỉnh táo hơn bao giờ hết, điều này khiến cho cơ thể loại bỏ được những biểu hiện của quán tính giấc ngủ. Bạn có thể rửa mặt, rửa tay chân hoặc tắm bằng nước lạnh thì đều mang tới hiệu quả như nhau. Ngoài ra, nước lạnh cũng mang tới những lợi ích khác như giảm khả năng ốm đi 29%.

Mặc dù, mối quan hệ giữa quán tính giấc ngủ và việc tắm nước lạnh chưa có kết luận cụ thể nhưng chúng ta không thể phủ nhận được hiệu quả của việc tắm nước lạnh với những triệu chứng đặc thù của trạng thái quán tính giấc ngủ.

Bộ Web Quán Tính Giấc Ngủ (3)

Sử dụng caffeine 

Theo như phân tích của tiến sĩ Michael Awad, caffeine sẽ giúp bạn vượt qua quán tính giấc ngủ nhanh hơn. Tuy nhiên, ông chỉ khuyến khích mọi người sử dụng cà phê, trà hoặc bất cứ đồ uống nào có chứa caffeine chỉ vào mỗi sáng, đặc biệt không được sử dụng những đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu,…

Tiếp xúc với ánh sáng

 

Các chuyên gia tại CDC cho rằng khi tiếp xúc với ánh sáng vào buổi sáng, cơ thể sẽ nhanh tỉnh giấc hơn. Bởi vì, khi cơ thể nhận ánh sáng sẽ kích thích các thụ thể trong mắt nhằm giảm sản sinh hormone melatonin và khuyến khích sự tỉnh táo.

Vì thế, khi muốn bản thân nhanh chóng thoát ra khỏi những triệu chứng của quán tính giấc ngủ, bạn hãy bật đèn hoặc là kéo rèm cửa sổ để cơ thể có thể hấp thụ ánh sáng.

Bộ Web Quán Tính Giấc Ngủ (4)

Tạo đồng hồ sinh học cố định

Như lời của tiến sĩ Michael Awad: khi một người sở hữu đồng hồ sinh học cố định, họ đi ngủ và thức giấc ở một khoảng thời gian không thay đổi thì họ sẽ chẳng cần đến báo thức. Và việc này sẽ giúp ngăn chặn quán tính giấc ngủ bởi vì cơ thể bạn sẽ tự thức giấc khi bạn đã ngủ đủ giấc. 

Tuy nhiên, để có thể có được thói quen như vậy, bạn cần sở hữu một căn phòng ngủ cũng như chiếc giường thoải mái để mỗi khi đi ngủ là lúc bạn được nghỉ ngơi hoàn toàn và không có bất cứ điều gì gây cản trở. 

Hiện nay, đệm Quốc Cường đang cung cấp hàng trăm sản phẩm từ đệm cho đến chăn ga gối với nhiều kích cỡ, hình dáng, thiết kế khác nhau nhằm đáp ứng được mọi nhu cầu giấc ngủ của mọi khách hàng khi đặt chân đến đây.

Lời kết 

Nếu bạn đang thường xuyên gặp phải những biểu hiện khó chịu của quán tính giấc ngủ thì hãy thử những phương pháp phía trên đây. Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý: không nên ngủ quá ít, không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ, hãy chăm chỉ tập thể dục,… Chúc các bạn luôn có buổi sáng tràn đầy năng lượng, tỉnh táo và hào hứng với mọi hoạt động trong ngày mới.

Nguồn: https://ngungonsongtron.com/quan-tinh-giac-ngu/  

098 1133 848